-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
3 SAI LẦM "ĐÁNG TRÁCH" KHI SỬ DỤNG KHÁNG SINH
11:41 13/12/2019
Trong nhiều năm gần đây, việc xuất hiện vi khuẩn đa kháng do sử dụng kháng sinh bừa bãi đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Đáng buồn vì không chỉ người ngoài ngành do không có đủ chuyên môn, mà một lượng lớn người trong ngành với tâm lý đánh bao vây, đánh phủ đầu cũng “góp phần” khiến mức báo động ngày càng tăng cao. Một trong những mong muốn của tôi khi theo đuổi lĩnh vực tư vấn chăm sóc sức khỏe là quyết tâm “chung tay” đẩy lùi thực trạng này, bắt đầu bằng việc tránh mắc 3 sai lầm dưới đây khi sử dụng kháng sinh nhé!
- Dùng kháng sinh trong mọi trường hợp viêm họng
Theo thống kê của WHO, 80-90% bệnh viêm họng có nguyên nhân ban đầu bởi virus. Ngoài ra, các bệnh liên quan đến dạ dày như hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD), đau dạ dày, viêm loét dạ dày… cũng là một trong nguyên nhân cũng như tác nhân khá phổ biến gây nên bệnh viêm họng bên cạnh vi khuẩn. Chưa kể trong một số ít trường hợp viêm họng là do nấm gây ra. Điều đó lý giải tại sao việc sử dụng kháng sinh trong mọi trường hợp viêm họng là rất không cần thiết, nhất là ở trẻ em. Nếu bé trên một tuổi, giải pháp tốt nhất để hạn chế việc sử dụng kháng sinh khi chưa cần thiết (kể cả với nhiễm khuẩn nhẹ) là sử dụng các chế phẩm từ keo ong. Thêm vào đó việc xịt rửa mũi (khuyến nghị STERIMAR baby/ STERIMAR Cu/ STERIMAR Mn/ STERIMAR Blocknose… tùy từng trường hợp) nếu bé có dấu hiệu chảy nước mũi, ngứa mũi, đờm mũi đặc… và kết hợp thêm tăng đề kháng – bạn sẽ rất bất ngờ về kết quả mang lại dù không hề sử dụng đến kháng sinh.
- Rắc kháng sinh lên vết thương
Việc rắc bột kháng sinh vào vết thương hở, vết bỏng… để chóng khô được rất nhiều người truyền tai nhau như “kinh nghiệm quý” và đương nhiên, họ không biết rằng đó là việc làm hết sức sai lầm và gây ra hậu quả khôn lường. Bởi việc khô vết thương chỉ là cảm giác bề ngoài do bột kháng sinh trộn với máu, dịch tạo thành một màng khô ngay mặt ngoài. Chính màng này như một hàng rào vật lý làm cản trở việc thâm nhập của các yếu tố bảo vệ đến vết thương như: máu, kháng thể, bạch cầu, kháng sinh đường uống; đồng thời hạn chế lên mô hạt và kéo da non (sự lành vết thương); làm phản ứng viêm tại chỗ tăng lên lớp vỏ khô dày sẽ cản trở gây ứ đọng dịch viêm. Có những trường hợp vết thương rộng, sau rắc thuốc vài ngày sẽ nóng đỏ lên do bị nhiễm khuẩn, người bệnh có sốt. Khi lột lớp vỏ đó ra thì bên dưới có nhiều mủ và mô hoại tử... Ngoài ra, việc rắc bột kháng sinh làm kích thích da và phản ứng viêm tại chỗ nên dễ gây ra phản ứng dị ứng và tình trạng sốc phản vệ mà hậu quả có khả năng dẫn đến tử vong.
- Dùng kháng sinh cho các bệnh virus
Nguyên tắc đầu tiên khi sử dụng kháng sinh CHỈ DÙNG KHÁNG SINH KHI CÓ NHIỄM KHUẨN. Do đó với những bệnh liên quan đến VIRUS như thủy đậu, chân tay miệng, đau mắt đỏ, quai bị, sốt phát ban, sốt xuất huyết… nếu không có dấu hiệu bội nhiễm thì việc dùng kháng sinh là RẤT KHÔNG CẦN THIẾT, và cũng không có khái niệm dùng kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn trong những tình huống này. Điều trị các bệnh này, chủ yếu dùng liệu pháp hỗ trợ tăng cường miễn dịch, xử lý các triệu chứng, và sau khi hết chu kỳ (khoảng 7-10 ngày) virus suy yếu bệnh sẽ khỏi hẳn.
--------------------------
Bài viết được biên soạn bởi DSĐH Trần Thị Phương Trang - Giám đốc đào tạo MPR Academy. Mọi thông tin sao chép cần ghi rõ nguồn trong đầu bài viết.
🎥 Đón xem các buổi LIVESTREAM của Dược Sĩ Phương Trang về những chủ đề tư vấn chăm sóc sức khỏe tại group TỦ THUỐC THÔNG THÁI https://www.facebook.com/groups/tuthuocthongthai
🌐 Website: www.aloduocsi.com
☎ Hotline: 0988033572