SỐT & HẠ SỐT TRẺ EM - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

SỐT & HẠ SỐT TRẺ EM - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

11:45 10/12/2019

Sốt là một tình trạng toàn thân, khi thân nhiệt cao hơn lúc bình thường (37.50C nếu đo ở miệng, 380C nếu đo ở hậu môn). Sốt có thể là biểu hiện của nhiễm virus, vi khuẩn… hoặc cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý khác như ung thư, dị ứng, rối loạn nội tiết…Sốt có một vai trò tích cực như rào chắn của cơ thể chống lại một số bệnh nhiễm trùng.

LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ SỐT?

1.. Khi trẻ bị sốt nhẹ (37.5-<38.5)
Cho trẻ mặt quần áo thoáng hoặc chỉ cần cởi bớt quần áo theo dõi thân nhiệt và cho trẻ uống nhiều nước. Với trẻ dưới 12 tháng cần tăng cường bú mẹ thay vì khuyến khích trẻ ăn thức ăn.

2. Khi trẻ bị sốt vừa (38.5-39)
- Cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc đồ mỏng và rộng để dễ thoát nhiệt.
- Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, giảm nhiệt trong phòng.
- Cho trẻ uống nhiều nước, cân nhắc bù điện giải
- Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (nên ưu tiên sử dụng Paracetamol thay vì Ibuprofen, không tùy tiện kết hợp 2 loại thuốc hạ sốt)
- Ngoài thuốc, có thể kết hợp hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp vật lý khác như da tiếp da hoặc lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Lưu ý không dùng nước lạnh, cồn hay dấm để lau trẻ, ngưng lau khi nhiệt độ bé xuống dưới 38,50C hoặc sau khi đã lau 30 phút.

3. Khi trẻ bị sốt cao (39-400C) hay sốt rất cao (>400C):
Sử dụng các biện pháp hạ nhiệt như trên để hạ sốt tạm thời và đưa trẻ khám tại cơ sở y tế để tìm hiểu nguyên nhân và có chỉ định phù hợp từ bác sĩ.

MIẾNG DÁN HẠ SỐT

Những năm gần đây, một trong những sản phẩm được các mẹ quan tâm nhiều là miếng dán hạ sốt. Có thể nói, miếng dán hạ sốt là một trong những “vị cứu tinh” cho nhiều gia đình khi có con nhỏ bị sốt vì cho rằng tiện lợi, và không có tác dụng phụ, không lo biến chứng. Tuy nhiên các mẹ cũng cần nắm rõ 1 số đặc điểm sau để việc sử dụng đem lại hiệu quả cao nhất.

1. Thành phần chủ yếu của miếng dán là Hydrogel, mát lạnh và dễ đem lại lầm tưởng là có tác dụng hạ sốt. Tuy nhiên, trên thực tế, miếng dán cho khả năng hạ sốt rất hạn chế và đến nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học có giá trị nào chứng minh được miếng dán hạ sốt có thể thay được thuốc trong điều trị sốt ở trẻ em. Do đó, chỉ nên dùng miếng dán như một biện pháp hỗ trợ các biện pháp hạ sốt khác (nới lỏng quần áo, da tiếp da, lau nách và bẹn bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38.5…).

2. Ngoài ra, một số miếng dán hạ sốt sử dụng tinh dầu với mục đích khi bốc hơi sẽ giúp hạ nhiệt. Nổi bật là tinh dầu bạc hà như menthol, có khả năng kích ứng mạnh. Những tinh dầu này dễ dàng thấm vào da gây dị ứng cho trẻ. Các bác sĩ không khuyến khích dùng cho trẻ vì da bé rất nhạy cảm nên dễ gây kính ứng da, đôi khi có thể ảnh hưởng đến chức năng hô hấp ở trẻ sơ sinh.

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN

  • Chú ý những dấu hiệu cảnh báo như mê sảng, nôn ói, tiêu chảy…
  • Cân nhắc dùng thuốc hạ sốt ngay khi 380C đối với người có tiền sử co giật.
  • Sử dụng điện giải đúng cách
  • Chỉ nên dùng Ibuprofen khi không đáp ứng với Paracetamol và chắc chắn không phải sốt xuất huyết.

------------------------------

Bài viết được biên soạn bởi DSĐH Trần Thị Phương Trang - Giám đốc đào tạo MPR Academy. Mọi thông tin sao chép cần ghi rõ nguồn trong đầu bài viết.


🎥 Đón xem các buổi LIVESTREAM của Dược Sĩ Phương Trang về những chủ đề tư vấn chăm sóc sức khỏe tại group TỦ THUỐC THÔNG THÁI https://www.facebook.com/groups/tuthuocthongthai
🌐 Website: www.aloduocsi.com
☎ Hotline: 0988033572

zalo